Performance Index XIII

AppsFlyer Performance Index XIII – AVOW lọt vào Top 10 Growth Index

AppsFlyer Performance Index XIII - AVOW lọt vào Top 10 Growth Index

AppsFlyer vừa công bố danh sách Performance Index XIII và AVOW được ghi nhận trong 7 danh mục!

Từ năm 2015, AppsFlyer Performance Index đã giúp các nhà tiếp thị di động trong việc đưa ra các quyết định quan trọng: lựa chọn đơn vị truyền thông nào để hợp tác. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào khi được xếp hạng và ghi nhận ở ba danh mục trong top 10 các đơn vị tăng trưởng dành riêng cho AppsFlyer: Ấn Độ, Đông Nam Á và Ấn Độ, tài chính non-gaming. AVOW còn được ghi nhận trong danh mục AppsFlyer Retention Index ở khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á.

Bản công bố chỉ số đi sâu vào việc phân tích thứ hạng theo khu vực và các nền tảng cung cấp thứ hạng sức mạnh nguồn truyền thông qua các danh mục ứng dụng, bao gồm 33 tỷ lượt cài đặt ứng dụng, 55 tỷ lượt mở ứng dụng của hơn 17.000 ứng dụng.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây – Performance Index XIII

Liên hệ ngay với chúng tôi để đưa ứng dụng của bạn lên tầm cao mới!


User Acquisition Strategy

Xây dựng một chiến lược tăng trưởng người dùng (UA) hiệu quả: 3 bước quan trọng

Xây dựng một chiến lược tăng trưởng người dùng (UA) hiệu quả: 3 bước quan trọng 

Khi có nhiều kênh marketing để lựa chọn, thật khó để xác định đúng phương thức marketing phù hợp nhất với mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn cần kết hợp nhiều phương thức với nhau, thử nghiệm A/B và tối ưu hóa chiến lược. Ở hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách xây dựng chiến lược tăng trưởng người dùng (user acquisition – UA), một chiến lược vừa hiệu quả vừa có thể được cải thiện dần để đạt mục tiêu marketing.

1. Xây dựng một chiến lược UA hiệu quả

Chiến lược tăng trưởng người dùng (UA) là tập hợp các bước quảng cáo ứng dụng đến người dùng mới (người dùng thực) và thuyết phục họ cài đặt ứng dụng. Chiến lược đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đẩy mạnh tăng trưởng và tạo tệp người dùng lớn – từ đó kéo dài giá trị trọn đời (Lifetime Value – LTV) và sinh lợi tức đầu tư (ROI). Mức độ thành công của chiến lược UA phụ thuộc vào sự am hiểu về người dùng cũng như khả năng điều chỉnh chiến lược để phù hợp với các xu hướng mới. 

Dưới đây là các bước chính mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện ở giai đoạn đầu xây dựng chiến lược UA.

  • Xác định mục tiêu UA: Để xây dựng một chiến lược tổng thể, bước đầu tiên là xác định mục tiêu của chiến lược. Sau này, khi bạn bắt đầu thu thập dữ liệu và tiến hành nghiên cứu thị trường, mục tiêu sẽ dần được hoàn thiện, nhưng trước hết bạn cần biết được kỳ vọng của mình đối với chiến lược UA. Điều này sẽ làm nền tảng cho mọi khía cạnh của chiến lược trong tương lai.
  • Nghiên cứu thị trường: Khi đặt mục tiêu UA, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường để phân bổ hợp lý chi phí quảng cáo vào từng kênh marketing. Bạn càng hiểu rõ người dùng và thị hiếu của họ, thì chiến lược tổng thể và ad creative càng mang lại hiệu quả cao. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    • Lợi thế bán hàng độc nhất (USP)
    • Đối thủ cạnh tranh và chiến lược tiếp cận người dùng của họ
    • Khu vực mà doanh nghiệp hiện đang chiếm ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh
    • Xu hướng hành vi và sở thích của người dùng mục tiêu
    • Kênh marketing nào mà người dùng sử dụng thường xuyên
    • Người nào có sức ảnh hưởng nhất định (influencer) đối với người dùng mục tiêu

User Acquisition Strategy

  • Xem xét các kênh UA: Doanh nghiệp cần xác định các kênh UA hiện có để có thể kết hợp chúng một cách hợp lý. Các kênh UA bao gồm:
    • Quảng cáo hiển thị trả phí (paid display ad)
    • Email marketing
    • OEM marketing
    • Influencer marketing
    • Affiliate marketing
    • Social media marketing
    • Các sự kiện online và offline
    • App Store Optimization (ASO)
    • SMS Marketing
    • Thông báo đẩy
    • Search Engine Optimization (SEO)
    • Content marketing

Bạn cần phân tích để biết được cần đầu tư vào kênh marketing nào và dự đoán kết quả đạt được. Bạn có thể so sánh chi phí thu hút người dùng mới của các kênh này với giá trị mà người dùng mang lại cho doanh nghiệp. Lợi tức đầu tư (ROI) và Lợi tức trên chi phí quảng cáo (Return on Ad Spend – ROAS) là hai chỉ số quan trọng để đánh giá kênh nào cần được mở rộng quy mô.  

Các chỉ số như Lượt cài đặt và CTR có vai trò rất quan trọng trong chiến lược UA, cho biết số lượng người dùng dễ chuyển đổi (có ý định giao dịch in-app hay thực hiện hành động mang lại doanh thu) sau khi tương tác với chiến dịch marketing và cài ứng dụng. Bạn cũng cần theo dấu các sự kiện (event) để biết được giá trị mà người dùng mang đến (sau khi cài ứng dụng). Các chỉ số như LTV cho biết kênh nào mang đến người dùng có giá trị cao (high-value user).

2. Thu hút người dùng có giá trị cao

Một chiến lược UA hiệu quả sẽ cân nhắc giá trị tổng thể của người dùng, để tránh tình trạng chỉ quan tâm đến việc thu hút càng nhiều người dùng càng tốt. Như vậy, bạn cần biết được kênh mang đến người dùng có giá trị cao và tập trung thu hút sự chú ý của họ, từ đó tăng sinh lợi tức đầu tư (ROI).

LTV là lợi nhuận ròng dự kiến mà người dùng mang đến cho ứng dụng (sau khi tải ứng dụng). LTV đưa ra ước tính về doanh thu trung bình mà người dùng tạo ra trước khi dừng sử dụng ứng dụng. Dựa trên chỉ số này, bạn có thể biết được liệu kênh UA có giúp bạn thu hút người dùng có giá trị cao hay không – việc này cũng nhằm mục đích tạo tệp người dùng có đặc điểm giống với người dùng hiện tại (lookalike audience) và tăng ROI trên mỗi người dùng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. 

Ví dụ, chiến dịch A làm tăng số lượng người dùng cài đặt ứng dụng, nên bạn có thể đi đến kết luận rằng, chiến dịch A nên được đầu tư nhiều hơn chiến dịch B. Tuy nhiên, đến ngày thứ 7, đối với nhóm người dùng cài ứng dụng sau khi tương tác với chiến dịch B, có đến 50% sẵn lòng thực hiện một giao dịch in-app. Đây mới chính là giá trị thực của từng chiến dịch, bạn cần dựa vào chỉ số này để phân bổ chi phí quảng cáo hiệu quả hơn. 

Có một cách đơn giản để tính LTV là nhân doanh thu trung bình trên mỗi người dùng cho toàn thời gian trung bình mà người dùng giữ ứng dụng trong máy trước khi dừng sử dụng: LTV = Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (Average Revenue per User – ARPU)) / Doanh thu hoặc Tỷ lệ rời bỏ

3. Thử nghiệm A/B cho chiến dịch UA?

Đối với một chiến lược UA, để có thể đạt được hiệu quả cao, theo dõi và phân tích dữ liệu là hai bước không thể thiếu. Bạn có thể thử nghiệm A/B cho chiến dịch để xác định creative nào mang về nhiều lượt cài đặt nhất. Sau đó, sử dụng kết quả nhận được để thực hiện các thay đổi cần thiết lên chiến dịch UA. 

Hãy cùng xét một trường hợp cụ thể: Sony tạo ra nhiều creative khác nhau cho banner ad và hiển thị các creative này đến cùng một tệp người dùng. Họ sau đó nhận thấy, “Customize your VAIO” có tỷ lệ CTR cao hơn 6% so với “Make it personal”. Hơn nữa, số lượt thêm hàng vào giỏ cũng cao hơn 21,3%.User Acquisition Strategy

Bạn có thể liên tục thử nghiệm A/B để luôn tiếp cận người dùng theo cách mới và điều chỉnh lại chiến lược cho hiệu quả hơn. Dưới đây là bốn bước chính trong thử nghiệm A/B:

  1. Xây dựng giả thuyết dựa trên kỳ vọng và kết quả mong muốn nhận được. Ví dụ, bạn có thể kỳ vọng rằng Creative A mang về nhiều lượt cài đặt hơn so với Creative B.
    Lưu ý rằng, đối với thử nghiệm A/B, bạn chỉ nên thay đổi một phần tử để kết quả trở nên đáng tin cậy hơn. Nếu thay đổi quá nhiều phần tử, thì bạn khó mà xác định được phần tử nào đã cải thiện KPI.
  2. Bước tiếp theo là phân nhóm người dùng. Bạn có thể gộp những người dùng có hành vi tương tự nhau vào cùng một nhóm. Như vậy, creative sẽ trở thành yếu tố duy nhất tác động đến chỉ số của chiến dịch. 
  3. Sau khi thử nghiệm hoàn tất, bạn có thể phân tích tác động của từng phần tử lên KPI. Bạn có thể theo dõi các chỉ số như tỷ lệ rời bỏ (churn) và giao dịch in-app để biết được giá trị lâu dài mà người dùng mang đến. Từ các kết quả này, bạn có thể chọn được phần tử mang về nhiều lượt cài đặt nhất. Đôi khi dữ liệu phân tích còn đưa đến những phát hiện bất ngờ, bạn có thể xem xét các phát hiện này để tiếp cận người dùng theo những cách mới.
  4. Lúc này, bạn sẽ sử dụng kết quả thử nghiệm A/B để thay đổi giả thuyết ban đầu và lặp lại quy trình lần nữa để cải thiện tác động của creative. Các bước này cần được thực hiện lặp lại liên tục để tạo ra được thông điệp thực sự ấn tượng. 

Kết luận

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di động cần biết các kênh UA hiện có và cách khai thác các kênh này để tăng tỷ lệ cài đặt cho ứng dụng – từ đó đẩy mạnh tăng trưởng, kéo dài giá trị trọn đời (LTV) và sinh lợi tức đầu tư (ROI). Để xây dựng một chiến lược UA hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích kênh UA phù hợp với tệp người dùng và biết được chỉ số nào là quan trọng nhất đối với mục tiêu UA. 

Bên cạnh đó, việc theo dõi và phân tích các chỉ số (ví dụ lượt cài đặt, CTR, ROI, tỷ lệ duy trì, tỷ lệ rời bỏ, và LTV) cũng quan trọng không kém. Doanh nghiệp cũng cần liên tục thử nghiệm A/B để tối ưu hóa ad creative.


5 mô hình tăng trưởng người dùng (UA) mà doanh nghiệp cần biết!

Hướng dẫn về các mô hình tăng trưởng người dùng (UA) – và giải pháp của Avow

Có rất nhiều mô hinh tăng trưởng người dùng (UA) mà doanh nghiệp có thể khai thác để xây dựng cộng đồng người dùng và tạo doanh thu. Bạn cần bổ sung các kênh và công cụ UA mới để có thể mở rộng quy mô, qua đó dẫn đầu thị trường và thu về kết quả tốt nhất. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích các mô hình UA phổ biến và giới thiệu giải pháp của Avow trong hành trình hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu UA.

Một số mô hình UA

Mô hình UA là bất kỳ chiến lược nào được doanh nghiệp sử dụng để thu hút người dùng mới và tăng tỷ lệ cài đặt. Để hiểu đúng về chiến lược UA, trước hết bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa marketing trả phí (paid media marketing) và marketing sở hữu (owned media marketing).

Ở phương thức marketing trả phí, doanh nghiệp sẽ sử dụng kênh quảng cáo trả phí để kết nối với người dùng qua quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct response ad). Quảng cáo này có nhiều định dạng như banner ad hay splash ad. Các kênh này sẽ hiển thị quảng cáo đến người dùng vào các thời điểm thích hợp, khuyến khích người dùng click vào quảng cáo và tải ứng dụng về từ app store.

Ở phương thức marketing sở hữu, doanh nghiệp sẽ tận dụng nội dung marketing có sẵn mà không phải trả tiền mua quảng cáo từ nhà phát hành (publisher). Cụ thể, email marketing là một phương thức marketing sở hữu, bởi vì danh sách email là do bạn tự xây dựng và liên kết trực tiếp với người dùng. Một ví dụ khác SMS marketingthông báo đẩy – đây là các tin nhắn và thông báo mà bạn gửi đến những người đã cài ứng dụng. 

User Acquisition

Quan trọng là, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kết hợp cả marketing trả phí và marketing sở hữu. Bạn cũng cần nắm vững các cách khác nhau để thu hút người dùng. Dưới đây là năm mô hình bạn cần xem xét khi xây dựng chiến lược UA.

  • Quảng cáo trả phí (paid ad): Bạn có thể tiếp cận người dùng mới bằng cách mua các vị trí quảng cáo của nhà phát hành (publisher). Cụ thể, bạn có thể đăng một banner ad lên một trang web hay một ứng dụng. Người dùng sẽ click vào quảng cáo đó và được chuyển hướng đến thẳng app store.
  • App Store Optimization (ASO): Mặc dù hoạt động tương tự như SEO – thay đổi nội dung online để cải thiện vị trí xuất hiện trong kết quả tìm kiếm – nhưng ASO chỉ áp dụng cho thông tin của ứng dụng trên app store. Bạn có thể thay đổi các thông tin này để khiến ứng dụng trở nên hấp dẫn hơn, tiếp cận người dùng mục tiêu và tăng tỷ lệ cài đặt tự nhiên (organic install). Bằng cách đăng lên các video hay ảnh chụp màn hình để giới thiệu sinh động nội dung trong ứng dụng, hoặc thay đổi phần mô tả ứng dụng, người dùng có thể tìm thấy ứng dụng của bạn dễ dàng hơn khi lướt app store. 
  • Email marketing: Bạn có thể triển khai email marketing để cung cấp cho người dùng các thông tin mới nhất về ứng dụng (như bản cập nhật, tính năng mới hay khuyến mãi theo mùa), qua đó tăng mức độ tương tác và kéo dài Giá trị trọn đời (Lifetime Value – LTV). Email marketing cũng hữu dụng trong trường hợp lập một danh sách email trước khi khởi chạy ứng dụng, để thông báo cho người dùng ngay khi ứng dụng được phát hành tại khu vực họ sinh sống. Danh sách email là một công cụ marketing quan trọng, bởi vì những người trong danh sách đã chủ động đăng ký để nhận email, cho thấy họ muốn tương tác lâu dài với thương hiệu. 
  • Chương trình tặng thưởng: Chương trình tặng thưởng và khách hàng thân thiết là một giải pháp hiệu quả khác để thu hút và giữ chân người dùng, qua đó kéo dài LTV và đạt được mục tiêu đề ra. Bạn có thể kết hợp các chương trình dạng này với các chiến lược UA khác.

Một chương trình tặng thưởng hiệu quả là chương trình có lợi cho cả doanh nghiệp và người dùng. Ví dụ, bạn có thể giảm giá sản phẩm để khuyến khích người dùng mua hàng, hoặc đưa ra các chương trình ưu đãi để người dùng tiếp tục sử dụng ứng dụng. Gửi tặng phần thưởng nếu người dùng đăng ký nhận email cũng là một cách để chăm sóc người dùng cũng như có thêm công cụ để tăng cường mức độ tương tác.  

  • Influencer marketing: 17% các công ty thường dành hơn một nửa ngân sách quảng cáo để hợp tác với người có sức ảnh hưởng (influencer) và 80% người dùng sẽ mua sản phẩm mà những người này đề xuất. Hợp tác với những người có lượng theo dõi cao trên mạng xã hội là một giải pháp thông minh để tiếp cận người dùng cũng như tăng mức độ nhận diện và uy tín thương hiệu.

Có nhiều cách khác nhau để hợp tác với người có sức ảnh hưởng, tùy theo mục tiêu và hình ảnh thương hiệu. Bạn có thể gửi cho họ mã khuyến mãi để họ gửi lại cho người theo dõi, hoặc trả phí đề họ nhắc đến thương hiệu trong một số lượng nhất định các bài đăng trên mạng xã hội.  

Giải pháp của Avow cho từng mô hình UA

Avow có thể giúp doanh nghiệp thu hút thêm người dùng nhờ vào các quan hệ đối tác với OEM – hiện chiếm 42% thị phần Android toàn cầu. Avow tổng hợp các vị trí quảng cáo trên app store thay thế, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng thị trường toàn cầu rộng lớn của các OEM như Samsung, Huawei, Xiaomi, Vivo và Oppo. Avow là chuyên gia về vị trí quảng cáo trên OEM, tư vấn giải pháp mở rộng tệp người dùng qua app store thay thế. Chúng tôi tư vấn toàn vòng đời chiến dịch, đảm bảo khách hàng đạt được kết quả tối ưu. 

Làm sao để khai thác tối đa OEM marketing?

Có một số cách bạn có thể triển khai để thu hút người dùng mới, mở rộng khả năng tiếp cận người dùng và có thêm kênh mới để tạo doanh thu. Đặc biệt những người dùng này rất khó tìm thấy qua mạng xã hội, kênh tìm kiếm hay mạng SDK. OEM cung cấp quảng cáo on-device và cơ hội tiếp cận lượng lớn người dùng tiềm năng trên toàn cầu. Dưới đây là ba cách thức mà Avow thực hiện để giúp khách hàng đạt được mục tiêu UA.

  • Mở rộng khả năng tiếp cận người dùng qua các đối tác OEM: Bạn có thể thông qua các app store thay thế để tiến vào thị trường có hơn 1,5 tỷ người dùng truy cập hàng ngày (DAU), nhờ đó dẫn trước đối thủ trong một lĩnh vực càng lúc càng cạnh tranh gay gắt.

Caio Balbino – Đồng sáng lập Avow – giải thích về hiệu quả thu hút người dùng của OEM như sau: “không ai có thể thách thức sự thống trị của bốn “gã khổng lồ” công nghệ bao gồm Google, Apple, Facebook và Amazon (thường được gọi tắt là GAFA), họ thậm chí chiếm hơn 70% tổng chi phí digital marketing của toàn nước Mỹ. Điều này càng làm dấy lên nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt: cần làm gì để thương hiệu được biết đến nhiều hơn và đạt được mục tiêu tăng trưởng người dùng. Nhưng may là, bên cạnh các nền tảng của GAFA, vẫn còn các lựa chọn thay thế khác mà doanh nghiệp có thể tận dụng để hoàn thành mục tiêu và tăng chỉ số ROAS..” 

  • Tiếp cận người dùng mục tiêu với quảng cáo on-device: Với các giải pháp tiếp cận người dùng mục tiêu của app store thay thế, bạn có thể xây dựng quan hệ lâu dài với người dùng qua quảng cáo on-device. Avow hợp tác với OEM, cung cấp giải pháp hiển thị quảng cáo dựa theo vị trí địa lý, thị hiếu, đặc điểm nhân khẩu học và từ khóa.
  • Định dạng quảng cáo sáng tạo: Đối tác OEM của Avow còn cung cấp các định dạng quảng cáo sáng tạo. Một số đơn vị quảng cáo còn được điều chỉnh để phù hợp với người dùng mục tiêu. Các định dạng bao gồm native ad, app search ad, splash ad, icon ad, banner ad và push ad. 

Đọc thêm bài viết “Hướng dẫn toàn diện về định dạng quảng cáo trên các app store thay thế”

Tổng kết

Bằng cách tìm hiểu các mô hình tăng trưởng người dùng (UA), bạn có thể thuận lợi dẫn đầu xu thế. Có hai chiến lược UA: marketing trả phí và marketing sở hữu. Quảng cáo trả phí, influencer marketing, ASO, email marketing và chương trình tặng thưởng là các kênh chính để thu hút người dùng mới. Avow tư vấn cho khách hàng giải pháp đạt mục tiêu UA qua các đối tác OEM của Avow trên toàn cầu – khai thác quảng cáo on-device để thâm nhập thị trường đầy tiềm năng và tiếp cận người dùng mục tiêu. 

Để biết thêm về giải pháp đạt mục tiêu UA của Avow, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.


AVOW x Oppo

AVOW công bố các quan hệ đối tác chính với OPPO và Realme

AVOW công ty toàn cầu chuyên về giải pháp tăng trưởng dành cho ứng dụng – thiết lập quan hệ đối tác với OPPO và realme, bổ sung lượng lớn vị trí quảng cáo tiềm năng

AVOW, công ty toàn cầu chuyên về giải pháp tăng trưởng dành cho ứng dụng, đặc biệt là vị trí quảng cáo trên app store thay thế, hôm nay thiết lập quan hệ đối tác chính với hãng điện thoại thông minh OPPO và realme. Đây là thông tin quan trọng đối với nhà quảng cáo đang tìm kiếm tệp người dùng hoàn toàn mới và đưa dịch vụ/sản phẩm tới các thị trường mới qua vị trí quảng cáo trên OPPO và realme.

Qua các đối tác OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) lớn nhất thế giới, AVOW hỗ trợ khách hàng khai thác lượng lớn các vị trí quảng cáo tiềm năng. Lĩnh vực marketing di động trước nay vẫn được xem là cuộc đối đầu tay đôi giữa Apple App Store và Google Play Store, nhưng khi thị trường đang ngày càng bão hòa, các thương hiệu táo bạo đã bắt đầu chuyển qua các app store thay thế trên OEM để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới.

Mỗi ngày, AVOW đều không ngừng hỗ trợ khách hàng – điển hình như Joom, Astra Pay, Nykaa và PayMaya – kết nối với hơn 1,5 tỷ người dùng truy cập hàng ngày (DAU). OEM có nhiều lợi thế nổi bật như CPI thấp và tỷ lệ tương tác cao, giúp giải quyết bài toán mở rộng tệp người dùng cũng như tiếp cận người dùng mục tiêu – với mức độ chính xác tương tự như app store truyền thống.

Hoạt động hơn 40 quốc gia, OPPO và realme là hai hãng điệu thoại thông minh lớn thứ tư và thứ bảy thế giới. Đối tác mới của Avow còn đặc biệt được ưa chuộng tại thị trường di động đang bùng nổ tại Đông Nam Á. Năm ngoái, OPPO đã vượt qua đối thủ để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn trong khu vực. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác với Vivo, AVOW giờ đây có mặt trên 70% thiết bị trong khu vực. 

Với OPPO và realme, AVOW mở rộng thêm mạng lưới đối tác hiện đang có các OEM hàng đầu thế giới như Xiaomi, Huawei, Samsung và Vivo. Colin Wei – Head of Monetization tại OPPO cho biết: “Là một công ty đi đầu trong công cuộc đổi mới lĩnh vực quảng cáo OEM, chúng tôi rất vui mừng khi trở thành đối tác với AVOW. Chúng tôi muốn có thêm các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp, giúp họ mở rộng tệp người dùng mới thông qua các vị trí quảng cáo trên OPPO và realme.”

Robert Wildner, CEO và Đồng sáng lập AVOW, cho biết: “Việc thiết lập quan hệ đối tác với OPPO và realme là một dấu mốc quan trọng trong mục tiêu của Avow – đẩy mạnh quy mô của doanh nghiệp trên các nguồn quảng cáo thay thế. Chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với OPPO và realme, qua đó mang đến cho các nhà quảng cáo những cách thức mới để tiếp cận người dùng toàn cầu với một mức phí phải chăng hơn, đồng thời bảo vệ uy tín thương hiệu trong một hệ sinh thái không chứa gian lận.”

 

Liên hệ:
AVOW Marketing


XIAOMI x AVOW

Avow thiết lập quan hệ đối tác với Xiaomi Mi Ads

Avow thiết lập quan hệ đối tác với Xiaomi Mi Ads
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vị trí quảng cáo trên app store thay thế 


AVOA, công ty toàn cầu chuyên về giải pháp tăng trưởng dành cho ứng dụng, đặc biệt là vị trí quảng cáo trên app store thay thế, hôm nay thiết lập quan hệ đối tác với Xiaomi, công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ di động. AVOW chính thức trở thành đối tác marketing của Xiaomi cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc.

Ở lĩnh vực marketing hướng tới mục đích tăng trưởng ứng dụng (app growth marketing), sức ép cạnh tranh đang cực kỳ gay gắt, khi mỗi ngày có hơn 100.000 ứng dụng được phát hành trên Google Play Store, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh và đạt được vị thế trên thị trường. Do vậy, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu chuyển qua các kênh và đối tác quảng cáo mới để thay thế cho các app store và mạng quảng cáo lớn như Apple, Google và Facebook. AVOW đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều công ty lớn như Xiaomi Mi Ads, cung cấp vị trí quảng cáo an toàn cho nhiều thương hiệu như 99 Taxis, Joom, etermax và Olymp Trade.

Để đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác mới này, AVOW đã thành lập một đội ngũ chuyên gia dành riêng cho dịch vụ của Mi Ads. Đội ngũ này sẽ quản lý tất cả chiến dịch liên quan của khách hàng, từ khâu tối ưu hóa đến tư vấn toàn vòng đời chiến dịch marketing. 

Chan Liu, Vice General Manager of Xiaomi Global Internet Business, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi có một đối tác quan trọng như AVOW. Chúng tôi đề cao dịch vụ độc đáo và tư duy tiên phong của AVOW, hướng đến việc thiết lập tiêu chuẩn mới cho hệ sinh thái ứng dụng. Cả Xiaomi và AVOW đều có chung mục tiêu: đó là giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ứng dụng." 

Những người sáng lập AVOW đã có nhiều năm làm việc với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, và luôn tận tâm với sứ mệnh – tìm kiếm các vị trí quảng cáo thay thế mang đến tiềm năng tăng trưởng lớn, bằng cách kết nối doanh nghiệp với hơn 1,5 tỷ người dùng hàng ngày của app store thay thế.


Robert Wildner, CEO và đồng sáng lập AVOW, cho biết: "Với việc thiết lập quan hệ hợp tác với Xiaomi, AVOW đã tiến thêm một bước quan trọng trong hành trình mang đến cơ hội tăng trưởng tốt nhất cho khách hàng toàn cầu. Hợp tác với AVOW, các doanh nghiệp có thể trực tiếp khai thác vị trí quảng cáo của Xiaomi Mi Ads và thực hiện thành công các mục tiêu như tiếp cận người dùng mới, đảm bảo tính minh bạch và mở rộng quy mô."

 

AVOW là công ty toàn cầu chuyên về giải pháp tăng trưởng dành cho ứng dụng, đặc biệt về vị trí quảng cáo trên app store thay thế. Với dịch vụ của AVOW, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để sở hữu các vị trị quảng cáo đầy tiềm năng ở các kênh thay thế, từ đó thúc đẩy mức độ tăng trưởng và tương tác người dùng.