Hiểu đúng về app store thay thế và mô hình kiếm tiền dành cho game di động
Hiểu đúng về app store thay thế và mô hình kiếm tiền dành cho game di động
Khi quảng bá ứng dụng di động, doanh nghiệp cần lưu ý các quy tắc, quy định và mô hình kiếm tiền mà app store áp dụng lên ứng dụng. Dù vậy, các yêu cầu này có thể gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có khiến nhà phát triển (developer) không đẩy mạnh được thế mạnh doanh thu của app store thay thế. Ở bài viết này, chúng tôi muốn mang đến góc nhìn đúng về mô hình kiếm tiền trên OEM và cách khai thác mô hình này để đạt mục tiêu marketing.
Nếu phát hành ứng dụng game lên OEM, thì có cần bổ sung giải pháp thanh toán mới hay không?
Rất nhiều doanh nghiệp tránh sử dụng app store thay thế, bởi cho rằng họ bắt buộc phải triển khai giải pháp thanh toán của từng OEM. Do đó nhiều nhà phát triển ứng dụng không thể tiếp cận được các thị trường đầy tiềm năng của OEM.
Có quan điểm như trên bởi vì đối với doanh nghiệp lấy hoạt động in-app làm nguồn doanh thu chính, quy trình triển khai giải pháp thanh toán có thể rất phức tạp, đặc biệt khi họ muốn đưa ứng dụng lên nhiều app store khác nhau. Ví dụ, nếu muốn phát hành ứng dụng lên Google Play, thì họ phải đảm bảo hệ thống thanh toán của store hoạt động được trên game. Do đó, các app store thay thế như Samsung, Huawei và Xiaomi đã tích hợp các giải pháp thanh toán, tạo điều kiện để nhà phát triển phát hành ứng dụng lên store.
Nếu sử dụng OEM, thì doanh nghiệp cần thương lượng trước về tỷ lệ chia sẻ doanh thu với nhà phát hành (publisher) và chủ sở hữu app store. Tỷ lệ này thường mặc định hoặc tùy theo lượng giao dịch in-app. Do vậy, nhà phát triển game cần nghiên cứu từng OEM và tìm hiểu xem liệu họ có cho phép hệ thống thanh toán của Google hay không.
Không bắt buộc phải sử dụng giải pháp thanh toán của OPPO, Vivo và Xiaomi
Mỗi app store có khác nhau đôi chút về quy định áp dụng và điều này có thể làm ảnh hưởng đến cách triển khai giải pháp thanh toán. Ví dụ, nếu bạn muốn chạy quảng cáo trả phí trên Huawei, thì ứng dụng phải được phát hành trên Huawei App Gallery và tích hợp giải pháp thanh toán của Huawei. Nhưng đối với app store của các OEM khác như OPPO, Vivo và Xiaomi, đa số các nhà phát triển có thể giữ lại giải pháp của Google Play mà không cần phải thiết lập thêm quy trình hay phải theo dõi thêm vài hợp đồng với tỷ lệ phân chia doanh thu khác nhau. Nếu muốn phát hành ứng dụng lên các app store này, thì bạn không buộc phải sử dụng giải pháp thanh toán của từng OEM. Cụ thể hơn, bạn có thể sử dụng giải pháp của Google và vẫn kiếm được doanh thu từ chiến dịch quảng cáo trả phí. Hơn nữa, để chạy quảng cáo trên OPPO, Vivo và Xiaomi, bạn cũng không cần đến bộ phận phát triển. Chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý các quy trình này bằng cùng giải pháp thanh toán và API.
Nhiều nhà phát triển cho rằng không kiếm được tiền từ vị trí quảng cáo, nếu khách hàng không cài ứng dụng từ Google Play Store
Đây lại là một quan điểm sai khiến nhà phát triển game hyper-casual không lựa chọn OEM. Nhà phát triển thấy hoài nghi rằng, nếu họ phân phối quảng cáo trên app store thay thế, thì các công ty video ad như AppLovin hay Unity – công ty chịu trách nhiệm bán vị trí quảng cáo của họ – sẽ không ghi nhận doanh thu cho họ. Mặc dù không đúng nhưng quan điểm này khiến nhà phát triển càng thêm lo lắng về tỷ lệ dựng (build rate) nếu ứng dụng không do Google phân phối.
Đúng ra là, phần lớn mạng lưới kiếm tiền (monetization network) đều không kiểm tra xem lượt cài đặt đó được thực hiện trên store nào. Chỉ cần app store thay thế không phản đốiđổi việc phân phối ứng dụng có cài dịch vụ Google Play, thì nhà phát triển ứng dụng sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào. Gần đây, Google Admob còn đưa ra một tùy chọn cho phép doanh nghiệp sử dụng OEM app store làm kênh phân phối. Do đó, bạn có thể lấp đầy khoảng trống quảng cáo trên ứng dụng mà không cần phải quá lo lắng về cách thức kiếm tiền của ứng dụng.
Ảnh chụp màn hình giao diện của Admob, đưa ra các tùy chọn phân phối mà nhà phát triển có thể sử dụng
Các nhà phát triển ứng dụng cũng lo ngại quá trình đăng và giữ ứng dụng trên app store sẽ có nhiều điểm phức tạp, nhưng tất cả quy trình sẽ trở nên đơn giản thông qua AVOW. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng rút ngắn quá trình bằng cách phát hành ứng dụng thông qua tài khoản của AVOW. Chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật các SDK tương ứng. Sau khi bạn cảm thấy đã có đủ băng thông để duy trì quá trình, thì AVOW sẽ chuyển tài khoản về cho bạn, tất cả các bước đều rất đơn giản.
Có rất nhiều quan điểm sai về app store thay thế, từ giải pháp thanh toán cho đến cách thức phát hành ứng dụng, khiến các doanh nghiệp bỏ qua các lợi ích to lớn từ OEM. Doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về OEM để biết chắc rằng app store thay thế có hỗ trợ hệ thống thanh toán hay chiến lược kiếm tiền đó hay không. Như vậy, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa OEM và mở rộng quy mô từ đó.
AVOW hợp tác với các OEM trên toàn thế giới. Là chuyên gia về vị trí quảng cáo trên OEM, cung cấp dịch vụ tư vấn cho toàn vòng đời chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp có thể mở rộng khả năng tiếp cận người dùng và có thêm kênh để tạo doanh thu qua các đối tác OEM của AVOW – hiện chiếm 42% thị phần Android toàn cầu.
Phát hành ứng dụng lên app store của Oppo và Vivo: Mọi thông tin quan trọng
Phát hành ứng dụng lên app store của Oppo và Vivo: Mọi thông tin quan trọng
Bằng cách phát hành ứng dụng lên cả app store thay thế, doanh nghiệp có thể thu hút thêm người dùng không sử dụng Google Play và Apple App Store. Sức ép cạnh tranh trên các app store này đang trở nên ngày một gay gắt, do đó tăng số lượng kênh hiện diện là một giải pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh. Oppo và Vivo là hai đại diện nổi bật của OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) – bao gồm các công ty vận hành app store riêng và cung cấp vị trí quảng cáo trên store, giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn để mở rộng quy mô. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua cách phát hành ứng dụng lên store và các lợi ích quan trọng mà doanh nghiệp có thể khai thác từ các app store thay thế này.
Lợi ích của việc phát hành ứng dụng lên app store Oppo và Vivo
Mặc dù mỗi app store có quy định riêng về thông số kỹ thuật khi phát hành ứng dụng, và đáp ứng các yêu cầu đó cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng lợi ích nhận được các app store thay thế là rất đáng kể, khiến mọi công sức đều trở nên xứng đáng.
Tăng khả năng nhận diện nhờ tiếp cận các thị trường mới: Khả năng nhận diện chính là một trong những lợi thế quan trọng mà app store thay thế mang đến. Các app store giúp ứng dụng có thêm nhiều người biết đến, từ đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. Theo Statistica, OPPO đã xuất xương 24 triệu thiết bị trong quý 2 năm 2020 – duy trì mức tăng sản lượng đáng kể trong 5 năm qua. Số liệu từ Counterpoint Research cho biết, trong số các hãng điện thoại có số lượng xuất xưởng thiết bị lớn nhất thế giới trong quý 1 năm 2021, sản lượng của Vivo chiếm đến 10% thị phần. .
Đẩy mạnh lượt cài đặt để tăng doanh thu: Để tăng mạnh doanh thu, doanh nghiệp cần biết được người dùng đến từ kênh trả phí (paid) hay kênh tự nhiên (organic). Khi phát hành ứng dụng lên các app store thay thế như Oppo và Vivo, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận thu về từ lượt cài đặt trả phí (paid install, tức là lượt cài đặt là kết quả của các hoạt động marketing). Bạn có thể sử dụng các giải pháp của Avow – đối tác của các OEM hàng đầu thế giới – để tiếp cận và xây dựng quan hệ với người dùng mục tiêu. Quảng cáo on-device của app store thay thế có tính động (dynamic) và trực quan (intuitive), hiển thị quảng cáo dựa trên vị trí địa lý, thị hiếu, đặc điểm nhân khẩu học, loại thiết bị và từ khóa. Hay nói cách khác, bạn có thể biết được người dùng tìm thấy ứng dụng theo cách nào, sau đó sử dụng các dữ liệu quan trọng này để đẩy mạnh tăng trưởng. Hơn nữa, app store còn có chỉ số tăng trưởng người dùng (user acquisition) cao và CPI (chi phí trên mỗi lượt cài đặt) thấp, nếu so với Google Play và Apple App Store. Đây chính là cơ hội tốt để bạn mở rộng tệp người dùng và quy mô kinh doanh. Đọc thêm về giải pháp tiếp cận theo thị hiếu trên OEM.
Hệ sinh thái không chứa gian lận: Doanh nghiệp có lý do chính đáng để lo lắng về gian lận, và app store thay thế mang đến một hệ sinh thái nói không với gian lận. Điều này là nhờ không có bất kỳ bên trung gian nào đứng giữa doanh nghiệp mua quảng cáo và app store thay thế của OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc). OEM có toàn quyền kiểm soát phạm vi tiếp cận của quảng cáo, không cho phép bất kỳ ai có thể thao túng được hệ thống.
Tăng nhận diện thương hiệu: Phát hành ứng dụng lên app store do các thương hiệu di động hàng đầu vận hành cũng là một cách để tăng nhận diện thương hiệu và gây dựng danh tiếng. Cụ thể, nếu Oppo đề xuất ứng dụng của bạn dựa trên từ khóa tìm kiếm và hoạt động của người dùng, thì rất có thể người dùng sẽ tải ứng dụng về vì thấy phù hợp với thị hiếu của bản thân.
Phát hành ứng dụng lên app store của Vivo
Vivo hiện có hơn 75 triệu người dùng toàn cầu cùng mạng lưới phân phối trải dài trên nhiều quốc gia, bao gồm cả Nam Á và Đông Nam Á. Cụ thể, nếu chọn phát hành ứng dụng lên app store của Vivo, thì bạn có thể đạt được lợi thế tại thị trường Indonesia. App store của Vivo hiện chiếm 9% tổng app store được sử dụng tại Indonesia với hơn 150 triệu người truy cập hàng ngày (DAU). Mỗi quý, Vivo xuất đi 27 triệu thiết bị trên toàn thế giới, 8 triệu trong số đó được bày bán trên các kệ hàng ở Ấn Độ.
Phát hành ứng dụng lên app store của Oppo
Oppo sử dụng Heytap – một nền tảng dịch vụ Internet toàn diện – để tích hợp cả ba thương hiệu: OPPO, realme và Oneplus. App store có khả năng phân phối hiệu quả và nguồn truy cập phong phú, doanh nghiệp có thể khai thác các lợi ích này để tăng trưởng thêm vững mạnh. Oppo hiện có mặt trên 40 quốc gia và đặt bán sản phẩm tại hơn 320.000 cửa hàng. Hệ điều hành OPPO Color có 300 triệu người truy cập hàng tháng (MAU). Quý 2 năm 2020, Oppo chiếm 20,3% sản lượng điện thoại thông minh được xuất xưởng tại Đông Nam Á, đưa Oppo vượt lên dẫn đầu trước Samsung (19,5%), Vivo (17,9%) và Xiaomi (14%).
Nếu so với Google Play Store và Apple App Store?
Nhiều doanh nghiệp thường đổ dồn về hai app store chiếm thị phần lớn nhất thế giới (Google Play Store và the App Store), nhưng việc này có thể khiến họ bỏ lỡ các app store thay thế - kho ứng dụng cung cấp lượng lớn vị trí quảng cáo chưa được khai thác. Ashwin Shekhar, Đồng sáng lập Avow cho biết: “mỗi ngày trôi qua, các app store thay thế lại tăng trưởng nhanh thêm một bậc. Đơn vị tư vấn IDC cho biết, Xiaomi, Huawei, Vivo và Oppo chiếm 40,1% tổng sản lượng thiết bị cầm tay toàn cầu (dữ liệu quý 4 năm 2019), đưa các công ty này trở thành các app store thay thế đầy tiềm năng cho phân khúc Android, mở ra khả năng thâm nhập các thị trường mới.”
OEM đang thực hiện cải cách hệ thống để tinh gọn quy trình chạy marketing trên app store thay thế. Oppo và Vivo đang hợp tác xây dựng một nền tảng dành cho các nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc, cho phép phát hành ứng dụng lên tất cả app store của hai công ty này cùng một lúc. Trong một thông cáo báo chí trên Reusters, có đoạn: “Cùng với Xiaomi và Huawei, bốn công ty này đang cùng hướng đến một giải pháp mang tên Global Developer Service Alliance (GDSA). Với nền tảng này, các nhà phát triển ứng dụng game, âm nhạc, xem phim và nhiều ứng dụng khác có thể quảng bá ứng dụng ở các thị trường ngoài nước, theo như nguồn tin đáng tin cậy.” Ở bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua cách phát hành ứng dụng lên Oppo và Vivo cũng như lợi ích của hai app store này đối với mục tiêu mở rộng quy mô doanh nghiệp. Nicole Peng, VP of Mobility tại Canalys, cho biết: “Qua nền tảng này, mỗi công ty có thể tận dụng lợi thế của đối phương tại các thị trường cụ thể, ví dụ Xiaomi được ưa chuộng tại Ấn Độ, Vivo và Oppo tại Đông Nam Á và Huawei tại châu Âu.”
Bất kỳ ứng dụng nào cũng có thể được phát hành lên Oppo và Vivo?
Nguyên tắc phát hành ứng dụng của OPPO và Vivo tương tự Google Play, nên nếu ứng dụng đã được phát hành trên Google Play, thì thường không gặp khó khăn nào với các OEM này. Nếu bạn muốn phát hành ứng dụng cho vay/ứng dụng tài chính và game chơi bằng tiền thật lên app store của OPPO và Vivo, thì tùy từng quốc gia hay khu vực, OEM sẽ áp dụng các hạn chế riêng.
Các nhà phát triển game có thể khai thác lợi thế của OPPO và Vivo một cách dễ dàng, bởi vì họ không cần phải thương lượng về hệ thống thanh toán mới hay tỷ lệ phân chia doanh thu cho mỗi giao dịch in-app. Avow có thể liên kết với APK (Android Package Kit) có sẵn trên Google Play.
Định dạng quảng cáo và creative thì sao?
Định dạng quảng cáo cũng là yếu tố cần xác định từ đầu khi quảng bá ứng dụng lên các app store mới. Dưới đây là các định dạng quảng cáo mà Oppo và Vivo cung cấp cho các ứng dụng được phát hành trên app store.
- Splash screen ad: Đây là quảng cáo toàn màn hình, đem đến hiệu quả tương tác cao. Định dạng này còn hỗ trợ deep link và nhiều nhãn đích (targeted label), giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng người dùng mục tiêu.
- Banner ad: Ở định dạng này, bạn sẽ hiển thị quảng cáo ở dạng banner trên màn hình của người dùng. Banner ad cho phép người dùng tải trực tiếp ứng dụng từ trang chủ, cũng như sử dụng nhãn đích để doanh nghiệp tiếp cận đúng người dùng.
- Icon ad: Định dạng này xuất hiện ở rất nhiều nơi như trang chủ, mục ứng dụng quan trọng (must haves) hay mục đề xuất. Bạn cũng có thể mua gói cụm từ tìm kiếm để thu hút người dùng mới mà không cần phải thiết kế creative.
- PUSH ad: Quảng cáo dạng này cũng đem đến hiệu quả tương tác cao và sử dụng nhãn đích để tiếp cận đúng người dùng.
Để đạt hiệu quả quảng cáo cao nhất, bạn có thể hiển thị quảng cáo thường xuyên và theo nhiều định dạng, từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hai cách marketing trên app store thay thế: display ad (quảng cáo hiển thị) và preinstall deal (trở thành ứng dụng mặc định) qua hướng dẫn sau.
Phát hành ứng dụng lên app store thay thế: Giải pháp của Avow
Avow hợp tác với nhiều OEM hàng đầu thế giới – bao gồm cả Oppo và Vivo. Sở hữu đội ngũ bao gồm các chuyên gia về vị trí quảng cáo OEM, Avow sẽ hỗ trợ khách hàng khai thác các thị trường này. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn cho toàn vòng đời của chiến dịch, mang đến các giải pháp tối ưu hóa chiến lược quảng cáo và mở rộng quy mô với vị trí quảng cáo của app store thay thế. Qua các đối tác của Avow (chiếm 42% thị phần Android toàn cầu), khách hàng có thể mở rộng khả năng tiếp cận người dùng và có thêm kênh mới để tạo lợi nhuận – đây là các kênh khó có thể tìm được qua mạng xã hội, kênh tìm kiếm và mạng SDK.
Để tìm hiểu thêm về Avow, hãy liên hệ với chúng tôi.
Nhà phát triển ứng dụng tự do lựa chọn với app store thay thế
Nhà phát triển ứng dụng tự do lựa chọn với app store thay thế
Nhà phát triển ứng dụng ngày càng bị bó hẹp lựa chọn do vị thế độc quyền của Google và Apple app store – nhưng vẫn chưa quá trễ để chuyển sang các app store thay thế.
Có hơn 3 triệu ứng dụng được phát hành trên Google Play Store, nhiều hơn bất kỳ app store nào khác. Còn Apple App Store thì có hơn 2 triệu ứng dụng trong nền tảng. Mặc dù điều này có lợi cho người dùng Android và iOS, thế độc quyền của các công ty này lên thị trường ứng dụng khiến nhà phát hành (publisher) khó tìm được một thỏa thuận tốt hơn. Kể từ khi thế độc quyền này được tạo lập, các bên trung gian có khả năng kiểm soát được cách các nhà phát triển ứng dụng điều hành hoạt động kinh doanh. Để không bị đuối sức trước sức ép cạnh tranh gay gắt, các nhà phát triển không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng lại toàn bộ mô hình kinh doanh để thu hút người dùng mới trên App Store và Google Play.
Có thể dẫn ra một số trường hợp mà tại đó, thế độc quyền của các app store lớn gây không ít phiền toái cho nhà phát triển ứng dụng, cho nên họ cần tìm kiếm các thị trường khác để hạn chế các vấn đề này. Tôi có học qua bài học về giá trị của sự lựa chọn. Khi thị trường tồn tại các công ty độc quyền, bất kỳ động thái nào của họ cũng tác động lên tất cả công ty khác. Khi Epic Game phát hành phiên bản cập nhật của game Fortnight và sử dụng hệ thống thanh toán trong game, thay vì sử dụng dịch vụ thanh toán của App Store và Google Play. Ngay lập tức các công ty này đã ở hai bên đối đầu trong một cuộc chiến pháp lý và Apple cũng nhanh chóng xóa Fortnight ra khỏi App Store. Google và Facebook cũng gửi thông báo đến một trong những “ông lớn” ngành game – có hơn 350 triệu người chơi trên toàn thế giới – rằng họ không thể phát hành ứng dụng đã “gạt bỏ” bên trung gian ra khỏi dịch vụ thanh toán. Điều này sẽ đe dọa đến thế độc quyền của các hãng công nghệ lớn.
Nhưng mọi chuyện không nhất thiết phải đi theo hướng như vậy: Các khu vực như Đông Nam Á đang cho thấy đặc điểm của một hệ sinh thái cân bằng và mang đến những lợi ích nhất định cho nhà phát triển ứng dụng. Các tranh cãi xoay quanh PayTM và Google Play – khiến ứng dụng tạm thời bị xóa khỏi app store – đã buộc công ty công nghệ đến từ Ấn Độ này phải tìm kiếm giải pháp thay thế. Các doanh nhân lớn tại Ấn Độ đã hợp lực với nhau để xây dựng app store riêng, nhằm kiềm chế sự thống trị của Google và Apple.
Ở phân khúc game di động, cũng có rất nhiều vấn đề oái oăm diễn ra. Có thể kể đến trường hợp của Huawei, từ khi họ bị “xóa tên” ra khỏi Google Play, không một nhà phát triển game nào có thể sử dụng Google Pay nếu họ phát hành game trên Huawei store. Họ không còn được phép sử dụng hệ thống thanh toán đa dạng mà họ đang áp dụng trong nhiều hoạt động kinh doanh. Do vậy, Huawei cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Để thu hút thêm khách hàng, Huawei đã miễn mọi khoản phí nếu nhà phát hành đồng ý tích hợp giải pháp. Chính sách này được triển khai theo hai giai đoạn. Nhà phát triển ứng dụng (hoạt động ở phân khúc khác game) sẽ được hưởng 100% doanh thu trong năm đầu tiên, còn nhà phát triển game sẽ hưởng 85%. Qua năm thứ hai, nhà phát triển nhận 85% doanh thu và chính sách ưu đãi này cao hơn tỷ lệ hiện nay (70%). Có thể các nhà phát triển hứng thú với chính sách này hoặc không, nhưng điểm mấu chốt là sự cạnh tranh giữa Google và Huawei đã giúp các nhà phát triển game đạt được thỏa thuận tốt hơn.
Một điều quan trọng khác cần được xem xét là tác động của GDSA lên thị trường ứng dụng và thế thống trị của Google. Các nhà phát triển ứng dụng đến từ Trung Quốc như Xiaomi, Huawei Technologies, Oppo và Vivo đã bắt tay nhau để cùng phát triển một nền tảng dành cho nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc. Qua nền tảng này, các nhà phát triển có thể đăng ứng dụng lên tất cả app store của các công ty này cùng một lúc, cũng như nhà phát hành có thêm nhiều giải pháp để lựa chọn. Một nền tảng hợp nhất không có nghĩa các app store sử dụng chung hệ thống thanh toán, nhưng ít nhất lựa chọn thay thế này vẫn đem lại giá trị cho OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) và nhà phát hành.
Hiện GDSA vẫn đang trong quá trình thực hiện, nhưng doanh nghiệp có thể mở rộng tệp người dùng bằng cách làm việc với OEM và app store riêng của từng hãng. OEM đang triển khai nhiều kế hoạch để mang đến một giải pháp hiệu quả và an toàn, qua đó thay thế cho các app store vốn đã trở nên quá “chật chội” của Google và Apple.
Ở bài phỏng vấn với MMA, Peggy Anne Salz – trưởng nhóm phân tích và người sáng lập nên MobileGroove – giải thích vai trò của OEM trong thị trường cạnh tranh như sau: “OEM đem lại vô vàn cơ hội tuyệt vời, nếu doanh nghiệp biết cách khai thác mạng lưới phân phối rộng khắp của app store thay thế. Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm riêng và cách thức kinh doanh của từng app store, sau đó bổ sung thêm các giải pháp để theo dõi hiệu quả quảng cáo, đo lường mức độ tương tác trên ứng dụng và – cuối cùng – duy trì uy tín thương hiệu.” Các app store này là một giải pháp thay thế hiệu quả cho Google Play Store và Apple App Store, đồng thời mang đến cho các nhà quảng cáo một hệ sinh thái không chứa gian lận. Quan trọng hơn cả, AVOW hợp tác với nhiều OEM trên toàn thế giới và tư vấn cho khách hàng cách sử dụng hiệu quả các app store này.
Sắp tới, AVOW sẽ tập trung tư vấn lợi ích của một thị trường đa dạng – với sự tham gia của nhiều app store và hệ thống thanh toán tích hợp. Chúng tôi sẽ giải quyết tình huống khó khăn hiện tại và giúp nhà phát hành tìm được “bến đỗ” tốt nhất cho ứng dụng – từ đó có lại quyền tự lựa chọn giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
Khai thác app store thay thế để quảng bá ứng dụng tiền điện tử
Khai thác app store thay thế để quảng bá ứng dụng tiền điện tử
Số lượng ví trên Blockchain.com đã vượt qua con số 70 triệu vào cuối tháng 3 năm 2021, tăng 28,27 triệu ví so với cùng kỳ năm trước. Độ phổ biến của ứng dụng giao dịch tiền điện tử tăng với tốc độ “phi mã”, đưa mục tiêu – tiếp cận thành công người dùng mục tiêu và tăng số lượt cài đặt với chi phí quảng cáo phải chăng – trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cách khai thác app store thay thế để tiếp cận lượng lớn người dùng tiềm năng trong một hệ sinh thái không cho phép gian lận.
Hạn chế của Google, Facebook và Apple lên ứng dụng giao dịch tiền điện tử
Nếu so với các ứng dụng fintech khác, thì ứng dụng Forex và giao dịch tiền điện tử gặp rất nhiều quy định hạn chế đến từ các app store và doanh nghiệp.
- Google (Android): Đầu năm 2021, Google phát hành Developer Program Policy dành cho Android, trong đó có ghi: “Chúng tôi không cho phép các ứng dụng đào tiền điện tử trên thiết bị. Chúng tôi chỉ cho phép các ứng dụng quản lý việc đào tiền điện tử từ xa.”
- Apple: Bên cạnh các quy định hạn chế khác, App Store Review Guidelines cho biết, đối với hoạt động đào tiền điện tử: “Các ứng dụng không được đào tiện điện tử, chỉ được khi quá trình này không diễn ra trên thiết bị.” Cụ thể, bao gồm đào tiền điện tử dựa trên đám mây. Hướng dẫn cũng giải thích rằng: “Ứng dụng có thể cho phép giao dịch tiền điện tử hoặc gửi tiền điện tử lên một sàn giao dịch đã được phê duyệt, nếu tiền điện tử đó do chính sàn giao dịch đó cung cấp.” Ứng dụng không được dùng tiền điện tử làm phần thưởng sau khi người dùng hoàn tất nhiệm vụ như tải ứng dụng của đối tác hoặc đăng tin lên mạng xã hội.
- Facebook: Business Help Center của công ty khổng lồ mạng xã hội giải thích rằng, để quảng bá dịch vụ tiền điện tử trên Facebook, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện. Phần cứng/phần mềm dùng cho việc đào tiền điện tử và nền tảng giao dịch tiền điện tử thì được phép, nhưng việc mua bán token thì không. Hướng dẫn của Facebook nêu rõ: “Quảng cáo không được đề cập đến giao dịch tiền điện tử hay sản phẩm/dịch vụ tương tự nếu như không có sự cho phép trước bằng văn bản.”
Trước các quy định hạn chế đó, nhiều công ty giao dịch tiền điện tử không có cách nào tiếp cận được các kho quảng cáo lớn nhất trên thế giới. Nếu công ty của bạn không đáp ứng các yêu cầu trên, thì bạn không còn cách nào khác ngoài quảng cáo ứng dụng qua Demand Side Platform (DSP) và affiliate marketing. Nhưng các giải pháp này lại tạo ra các khó khăn mới. Mặc dù có ưu điểm là tự động hóa quy trình mua bán vị trí quảng cáo, nhưng DSP lại không phòng tránh được gian lận quảng cáo, và không phải nhà phát hành quảng cáo (publisher) nào cũng kiểm tra DSP để kịp thời phát hiện gian lận. Affiliate marketing cũng là một phương pháp marketing phổ biến, nhưng khả năng tiếp cận người dùng lại khá hạn chế so với app store.
Ưu điểm của giải pháp quảng cáo qua OEM
OEM, còn được gọi là app store thay thế, là một giải pháp an toàn giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng tiềm năng mà không phải “chen chúc” trong các app store của bộ tứ GAFA (Google, Apple, Facebook và Amazon). Các hãng điện thoại như Xiaomi, Huawei, Vivo và Oppo trực tiếp phân phối ứng dụng đến người dùng qua app store riêng. OEM và app store thay thế cho phép quảng cáo sản phẩm tài chính (nếu sản phẩm có một số chứng chỉ nhất định), nên các doanh nghiệp cần tận dụng các vị trí quảng cáo này. Quảng cáo qua OEM cung cấp một giải pháp toàn diện cho các sản phẩm tài chính vì những lý do sau đây:
- Khả năng tiếp cận từng người dùng cụ thể: OEM có tỷ lệ CPI thấp và hiệu quả tương tác cao, đồng thời giúp doanh nghiệp đẩy mạnh chiến dịch tăng trưởng người dùng (UA). App store thay thế giúp mở rộng khả năng tiếp cận người dùng của app store truyền thống.
- Dữ liệu người dùng: OEM cho phép truy cập vào dữ liệu người dùng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ GDPR.
- Vị trí quảng cáo trên toàn thế giới: OEM có người dùng trên toàn thế giới, cho phép doanh nghiệp tiếp cận người dùng có đặc điểm chung với người dùng hiện tại (lookalike audience) ở các khu vực mới, từ đó mở rộng quy mô kinh doanh.
- Làm việc với nhiều mô hình chiến dịch: OEM có nhiều mô hình chiến dịch, như CPI (chi phí trên mỗi lượt cài đặt), CPR (chi phí trên doanh thu) và CPA (chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi). Quan trọng là, điều này cho phép các ứng dụng giao dịch khai thác chiến dịch CPR.
- An toàn do vị trí quảng cáo không chứa gian lận: OEM mang đến một hệ sinh thái hoàn toàn không chứa gian lận, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chiến dịch UA bởi vì không có bên trung gian đứng giữa doanh nghiệp mua quảng cáo và OEM. Hơn nữa, OEM trực tiếp kiểm soát phạm vi tiếp cận của quảng cáo.
Giải pháp của AVOW
Doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích của app store thay thế qua AVOW. Chúng tôi đang hợp tác với nhiều OEM trên toàn thế giới và chiếm 42% thị phần Android toàn cầu. AVOW tư vấn khách hàng phát hành ứng dụng lên app store thay thế và tư vấn toàn vòng đời chiến dịch, từ đó mở rộng khả năng tiếp cận người dùng và có thêm kênh mới để tạo lợi nhuận. AVOW còn triển khai một giải pháp nội bộ, AVOW Performance Optimizer (APO), giúp tối ưu hóa tất cả vị trí quảng cáo on-device của OEM theo thời gian thực, sao cho phù hợp với mục tiêu KPI và mức độ tương tác mà doanh nghiệp đề ra. APO còn giúp đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo dựa trên hiệu suất, từ đó tăng ROAS. Để tìm hiểu thêm, vui lòng tham khảo chia sẻ của khách hàng AVOW về app store thay thế