Mua phương tiện có lập trình và OEM: Điểm khác biệt chính và cách khai thác lợi thế
Mua quảng cáo tự động (programmatic media buying) đã dần trở thành một đầu việc hàng ngày của doanh nghiệp: chi phí quảng cáo qua kênh tự động đạt mức 127 tỷ USD vào năm ngoái, ước đạt 147 tỷ USD vào năm 2021. Hơn nữa, 75% nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp thường phân bổ một phần chi phí quảng cáo video để mua quảng cáo tự động. Lợi thế của phương pháp quảng cáo này đã quá rõ ràng, nhưng chúng ta cũng cần xem xét nhược điểm của phương pháp – và tìm xem liệu đâu đó có giải pháp hiệu quả hơn không. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh giải pháp mua quảng cáo tự động và OEM để phân tích điểm đặc biệt của từng giải pháp và cách khai thác lợi thế của chúng.
Mua quảng cáo tự động là gì?
Mua quảng cáo tự động là một giải pháp tự động cho phép doanh nghiệp mua bán không gian quảng cáo (ad space) dựa trên giá thầu và tham số cụ thể. Giải pháp sử dụng dữ liệu và thuật toán để hiển thị quảng cáo đến người dùng mục tiêu. Trước đây, không gian quảng cáo thường được bán theo cách thủ công, khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và công sức. Họ luôn phải làm hồ sơ chào thầu, trao đổi liên tục và đặt lệnh theo cách thủ công. Hơn nữa, quảng cáo được mua theo lượng lớn và nhà quảng cáo (advertiser) chỉ có thể kiểm soát vị trí quảng cáo một cách hạn chế. Giải pháp mua quảng cáo tự động do đó giúp tối ưu hóa luồng việc của doanh nghiệp và mang đến những lợi ích rõ ràng cho nhà quảng cáo.
Mua quảng cáo tự động: Cách thức hoạt động
Có ba loại giải pháp mua quảng cáo tự động. Một là, đặt thầu theo thời gian thực (real-time bidding – RTB) hay ‘đấu thầu mở’: giá của vị trí quảng cáo sẽ được xác định thông qua phiên đặt thầu theo thời gian thực. Giải pháp này có hiệu quả kinh tế cao, và bất kỳ ai cũng có thể tham gia, dù là bên mua (nhà quảng cáo) hay là bên bán (nhà phát hành). Giải pháp thường được sử dụng để quảng cáo đến lượng lớn người dùng. Hai là, nền tảng riêng (private marketplace – PMP): đây là các phiên đặt thầu giới hạn số lượng các bên tham gia, nghĩa là nhà quảng cáo chỉ có thể đặt thầu nếu được mời. Cuối cùng, nhà phát hành (publisher) sẽ bỏ qua hoàn toàn các phiên đặt thầu và bán trực tiếp vị trí quảng cáo ở một mức phí nhất định (phí trên 1.000 lượt hiển thị). Hình thức này gọi là Giao dịch tự động trực tiếp (Programmatic Direct).
Mua quảng cáo tự động là một giải pháp hiệu quả trong đặt thầu vị trí quảng cáo bởi vì không có sự tham gia của bên trung gian, giúp quá trình mua bán quảng cáo trở nên đơn giản hơn. Giải pháp này cũng hiển thị quảng cáo phù hợp hơn (so với cách thức mua quảng cáo truyền thống) và nhà quảng cáo có thể làm việc với nhiều nhà phát hành hơn.
Giải pháp mua quảng cáo tự động có thực hiệu quả?
Mặc dù đem đến nhiều lợi ích, nhưng giải pháp mua quảng cáo tự động vẫn còn nhiều thiếu sót, đặc biệt ở khía cạnh gian lận quảng cáo và tính minh bạch. Các nhà quảng cáo có lý do chính đáng khi lo lắng về gian lận quảng cáo, và giải pháp này không đưa ra công cụ cần thiết để chứng minh tính minh bạch, giúp nhà quảng cáo biết những gì họ nhận về đúng với số tiền đã bỏ ra. Đây lại là điểm mạnh của OEM. OEM mang đến một giải pháp toàn vẹn cho nhà quảng cáo: OEM là “con đường” tốt nhất và duy nhất dẫn đến hệ sinh thái không chứa gian lận, tại đó nhà quảng cáo làm việc trực tiếp với nhà phát hành.
OEM là gì?
OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) là từ dùng để chỉ các công ty tự sản xuất điện thoại di động và xây dựng ứng dụng riêng. Samsung là một ví dụ điển hình. Công ty đã bán 55,76 triệu điện thoại di động trong quý 2 năm 2020, có app store và ứng dụng riêng. Có thể thấy, OEM mang lại giải pháp hiệu quả cho các nhà quảng cáo, giúp tiếp cận đến đối tượng khách hàng mới còn chưa được khai thác qua các kênh quảng cáo khác với một mức giá phải chăng.. Mỗi ngày, có đến 1.153 ứng dụng mới được phát hành trên Apple App Store và 3.119 ứng dụng mới trên Google Play Store. App store của OEM chính là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho các app store trên, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra và tăng chỉ số ROAS.
Các công ty OEM như Xiaomi, Huawei, Vivo và Oppo đang trực tiếp phân phối ứng dụng đến người dùng qua app store riêng, và toàn quyền kiểm soát không gian quảng cáo. Các lợi thế to lớn này đưa OEM trở thành một hướng đi an toàn hơn so với Apple App Store, Google Play Store và giải pháp mua quảng cáo tự động.
OEM có những lợi thế vượt trội nào?
OEM có bốn lợi thế vượt trội trong lĩnh vực quảng cáo. Thứ nhất, OEM cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh thông qua tiếp cận lượng lớn người dùng mới, và giúp các công ty mới thành lập đạt mục tiêu tăng trưởng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thứ hai, OEM đẩy mạnh chỉ số tăng trưởng người dùng (user acquisition) và giảm CPI (chi phí trên mỗi lượt cài đặt), giúp khách hàng đạt mục tiêu về tệp người dùng và cải thiện chỉ số ROAS. Thứ ba, nhà quảng cáo có thể gây dựng lòng tin với người dùng khi hợp tác với OEM, bởi vì người dùng sử dụng thiết bị của OEM phần nhiều là do yêu thích. Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng làm nên sự khác biệt rõ nét giữa OEM và giải pháp mua quảng cáo tự động – OEM là một hệ sinh thái không chứa gian lận. Ở hệ sinh thái này, không có bất kỳ bên trung gian nào đứng giữa doanh nghiệp mua quảng cáo và OEM nên không ai có thể thao túng đơn vị quảng cáo. OEM cũng toàn quyền kiểm soát phạm vi tiếp cận của quảng cáo. OEM cân nhắc các chỉ số về lượt hiển thị, lượt click và lượt cài đặt khi thiết kế đơn vị quảng cáo, vì đây chính là cách để doanh nghiệp nhận về tối đa từ chi phí quảng cáo.
Giải pháp mua quảng cáo tự động giúp các nhà quảng cáo tự động hóa quy trình, nhưng vẫn còn đó những thiết sót đáng kể. OEM là một lựa chọn thay thế tuyệt vời, không chứa gian lận và minh bạch hơn – đồng thời mang đến tệp người dùng tiềm năng ở mức phí CPI thấp.
Làm việc với OEM: hệ sinh thái nói không với gian lận
Là chuyên gia về vị trí quảng cáo trên OEM, AVOW đang hợp tác với nhiều OEM trên toàn thế giới. Avow đặt mục tiêu giúp khách hàng khai thác hệ sinh thái không chứa gian lận và tệp người dùng lớn trên OEM, bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn cho toàn vòng đời chiến dịch (bao gồm phát hành ứng dụng lên OEM app store, xử lý các vấn đề liên quan đến phân bổ, theo dõi và tối ưu hóa hoạt động quảng cáo). Đối tác OEM của Avow – chiếm 42% thị phần Android toàn cầu – giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiếp cận người dùng và có thêm kênh mới để tạo lợi nhuận. Hơn nữa, doanh nghiệp chỉ có thể quảng bá ứng dụng đến tệp người dùng này qua OEM, chứ không thể qua mạng xã hội, kênh tìm kiếm hay mạng SDK.
AVOW còn cung cấp công cụ tối ưu hóa – AVOW Performance Optimizer (APO) – để tối ưu hóa vị trí quảng cáo on-device trên OEM theo thời gian thực. Giải pháp nội bộ này lựa chọn vị trí quảng cáo phù hợp nhất với mục tiêu KPI và yêu cầu về mức độ tương tác, giúp khách hàng tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tăng chỉ số ROAS. Tất cả vị trí quảng cáo trên OEM đều đã được xác thực bởi các công ty đo lường di động (MMP) hàng đầu trong ngành, cung cấp một giải pháp nhanh gọn, thuận tiện và tự động cho khách hàng