Blog Vi
9 min read

Nhà phát triển ứng dụng tự do lựa chọn với app store thay thế

Nhà phát triển ứng dụng tự do lựa chọn với app store thay thế

Nhà phát triển ứng dụng ngày càng bị bó hẹp lựa chọn do vị thế độc quyền của Google và Apple app store – nhưng vẫn chưa quá trễ để chuyển sang các app store thay thế.

hơn 3 triệu ứng dụng được phát hành trên Google Play Store, nhiều hơn bất kỳ app store nào khác. Còn Apple App Store thì có hơn 2 triệu ứng dụng trong nền tảng. Mặc dù điều này có lợi cho người dùng Android và iOS, thế độc quyền của các công ty này lên thị trường ứng dụng khiến nhà phát hành (publisher) khó tìm được một thỏa thuận tốt hơn. Kể từ khi thế độc quyền này được tạo lập, các bên trung gian có khả năng kiểm soát được cách các nhà phát triển ứng dụng điều hành hoạt động kinh doanh. Để không bị đuối sức trước sức ép cạnh tranh gay gắt, các nhà phát triển không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng lại toàn bộ mô hình kinh doanh để thu hút người dùng mới trên App Store và Google Play. 

Có thể dẫn ra một số trường hợp mà tại đó, thế độc quyền của các app store lớn gây không ít phiền toái cho nhà phát triển ứng dụng, cho nên họ cần tìm kiếm các thị trường khác để hạn chế các vấn đề này. Tôi có học qua bài học về giá trị của sự lựa chọn. Khi thị trường tồn tại các công ty độc quyền, bất kỳ động thái nào của họ cũng tác động lên tất cả công ty khác. Khi Epic Game phát hành phiên bản cập nhật của game Fortnight và sử dụng hệ thống thanh toán trong game, thay vì sử dụng dịch vụ thanh toán của App Store và Google Play. Ngay lập tức các công ty này đã ở hai bên đối đầu trong một cuộc chiến pháp lý và Apple cũng nhanh chóng xóa Fortnight ra khỏi App Store. Google và Facebook cũng gửi thông báo đến một trong những “ông lớn” ngành game – có hơn 350 triệu người chơi trên toàn thế giới – rằng họ không thể phát hành ứng dụng đã “gạt bỏ” bên trung gian ra khỏi dịch vụ thanh toán. Điều này sẽ đe dọa đến thế độc quyền của các hãng công nghệ lớn. 

Nhưng mọi chuyện không nhất thiết phải đi theo hướng như vậy: Các khu vực như Đông Nam Á đang cho thấy đặc điểm của một hệ sinh thái cân bằng và mang đến những lợi ích nhất định cho nhà phát triển ứng dụng. Các tranh cãi xoay quanh PayTM và Google Play – khiến ứng dụng tạm thời bị xóa khỏi app store – đã buộc công ty công nghệ đến từ Ấn Độ này phải tìm kiếm giải pháp thay thế. Các doanh nhân lớn tại Ấn Độ đã hợp lực với nhau để xây dựng app store riêng, nhằm kiềm chế sự thống trị của Google và Apple. 

Ở phân khúc game di động, cũng có rất nhiều vấn đề oái oăm diễn ra. Có thể kể đến trường hợp của Huawei, từ khi họ bị “xóa tên” ra khỏi Google Play, không một nhà phát triển game nào có thể sử dụng Google Pay nếu họ phát hành game trên Huawei store. Họ không còn được phép sử dụng hệ thống thanh toán đa dạng mà họ đang áp dụng trong nhiều hoạt động kinh doanh. Do vậy, Huawei cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Để thu hút thêm khách hàng, Huawei đã miễn mọi khoản phí nếu nhà phát hành đồng ý tích hợp giải pháp. Chính sách này được triển khai theo hai giai đoạn. Nhà phát triển ứng dụng (hoạt động ở phân khúc khác game) sẽ được hưởng 100% doanh thu trong năm đầu tiên, còn nhà phát triển game sẽ hưởng 85%. Qua năm thứ hai, nhà phát triển nhận 85% doanh thu và chính sách ưu đãi này cao hơn tỷ lệ hiện nay (70%). Có thể các nhà phát triển hứng thú với chính sách này hoặc không, nhưng điểm mấu chốt là sự cạnh tranh giữa Google và Huawei đã giúp các nhà phát triển game đạt được thỏa thuận tốt hơn. 

Một điều quan trọng khác cần được xem xét là tác động của GDSA lên thị trường ứng dụng và thế thống trị của Google. Các nhà phát triển ứng dụng đến từ Trung Quốc như Xiaomi, Huawei Technologies, Oppo và Vivo đã bắt tay nhau để cùng phát triển một nền tảng dành cho nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc. Qua nền tảng này, các nhà phát triển có thể đăng ứng dụng lên tất cả app store của các công ty này cùng một lúc, cũng như nhà phát hành có thêm nhiều giải pháp để lựa chọn. Một nền tảng hợp nhất không có nghĩa các app store sử dụng chung hệ thống thanh toán, nhưng ít nhất lựa chọn thay thế này vẫn đem lại giá trị cho OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) và nhà phát hành.  

Hiện GDSA vẫn đang trong quá trình thực hiện, nhưng doanh nghiệp có thể mở rộng tệp người dùng bằng cách làm việc với OEM và app store riêng của từng hãng. OEM đang triển khai nhiều kế hoạch để mang đến một giải pháp hiệu quả và an toàn, qua đó thay thế cho các app store vốn đã trở nên quá “chật chội” của Google và Apple.

bài phỏng vấn với MMA, Peggy Anne Salz – trưởng nhóm phân tích và người sáng lập nên MobileGroove – giải thích vai trò của OEM trong thị trường cạnh tranh như sau: “OEM đem lại vô vàn cơ hội tuyệt vời, nếu doanh nghiệp biết cách khai thác mạng lưới phân phối rộng khắp của app store thay thế. Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm riêng và cách thức kinh doanh của từng app store, sau đó bổ sung thêm các giải pháp để theo dõi hiệu quả quảng cáo, đo lường mức độ tương tác trên ứng dụng và  – cuối cùng – duy trì uy tín thương hiệu.” Các app store này là một giải pháp thay thế hiệu quả cho Google Play Store và Apple App Store, đồng thời mang đến cho các nhà quảng cáo một hệ sinh thái không chứa gian lận. Quan trọng hơn cả, AVOW hợp tác với nhiều OEM trên toàn thế giới và tư vấn cho khách hàng cách sử dụng hiệu quả các app store này.  

Sắp tới, AVOW sẽ tập trung tư vấn lợi ích của một thị trường đa dạng – với sự tham gia của nhiều app store và hệ thống thanh toán tích hợp. Chúng tôi sẽ giải quyết tình huống khó khăn hiện tại và giúp nhà phát hành tìm được “bến đỗ” tốt nhất cho ứng dụng – từ đó có lại quyền tự lựa chọn giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

>>> Liên hệ! <<<